Trong bài biết dưới đây Trung Tâm Sửa Chữa Bình Nóng Lạnh Tại Hà Nội - Điện Lạnh Quang Trung sẽ chia sẻ với quý độc giả cùng tham khảo và tìm hiểu
" cau tao va nguyen ly hoat dong cua binh nong lanh" để có được những kinh nghiệm sử dụng cũng như là ứng phó khi bình gặp sự cố
Trước tiên ta cùng tìm hiểu cấu tạo của bình nóng lạnh sau đến sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
A. Cấu tạo của máy nước nóng bao gồm 10 bộ phận chính.
1. Lõi bình nóng lạnh: được chia làm 2 loại là lõi tráng men bảo về chống ăn mòn hóa học và lõi không tráng men.
- Lõi tráng men bảo vệ chống ăn mòn: Ngày nay tất cả các hãng sản xuất Bình Nóng Lạnh đều sản xuất loại này. Lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng để tráng men. Tiếp theo chúng được tráng 1 lớp men rồi được cho vào lò nung ở nhiệt độ ~8000C. Ở nhiệt độ này men thủy tinh bắt đầu nóng chảy và thẩm thấu vào bề mặt tạo thành một lớp liên kết bền vững giữa thép và men thủy tinh. Lớp men thủy tinh có tác dụng bảo vệ lõi bình không bị ăn mòn trong quá trình sử dụng hàng ngày.
- Lõi không tráng men: Cho đến hiện nay hầu hết các loại bình nóng lạnh đã không còn sử dụng loại lõi này nữa. Vì lõi chỉ được làm từ thép tấm bình thường. Không được tráng men nên rất dễ bị ăn mòn, tạo ra những hạt rỉ sắt, làm ngả màu nước. Ngoài ra trong quá trình sử dụng còn rất dễ bị thủng.
2. Lớp cách nhiệt:
- Lớp xốp giữ nhiệt được tạo thành từ Polyurethane (PU) được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi của bình nóng lạnh với mật độ cao để giữ nhiệt và tránh tối đa tổn thất nhiệt khi đang đun nước nóng trong bình giúp tiết kiệm điện năng.
3. Vỏ bình nóng lạnh:
- Vỏ bình nóng lạnh thường được làm bằng nhựa cao cấp đối với các loại bình có dung tích chứa nhỏ. Còn các loại bình có dung tích lớn được thêm 1 lớp thép sơn tĩnh điện.
4. Thanh gia nhiệt:
- Phần chính và quan trọng nhất trong bình nóng lạnh là thanh gia nhiệt. Thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh thường được làm từ hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo như truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng ca
5. Thanh Magiê:
- Dù có cố gắng đến mấy cũng không thể tráng men phủ kín toàn bộ lòng bình nước nóng, đặc biệt là các khu vực mối hàn hai nửa bình nước nóng và mối hàn của đường nước ra và nước vào. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các điểm tiếp xúc bị ăn mòn dẫn đến thủng, gây ra những hậu quả khôn lường nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng. Vì vậy Thanh Magie (Magnesium Anode) là một giải pháp an toàn để bảo vệ lõi bình nóng lạnh chống lại sự ăn mòn điện hóa, làm tăng tuổi thọ lõi bình nước nóng nói riêng và toàn bộ bình nước nóng nói chung.
- Vậy thanh magiê bảo vệ lõi bình nước nóng như thế nào? Có thể hiểu ngắn gọn là nhà sản xuất tạm thời đưa một chất hóa học vào trong bình nóng lạnh có thể tham gia phản ứng hóa học với một số tạp chất có trong nước để chống lại sự bán cặn trên thanh đốt và gây ra các ăn mòn hóa học tại các mối hàn. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay thể định kỳ thanh Mg. Theo kết quả thực nghiệm khi kiểm tra sửa chữa các bình nóng lạnh lắp đặt tại môi trường nguồn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn vệ sinh thì nên định kỳ sau 2 năm sử dụng.
6. Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ - Rơle nhiệt có hai chức năng:
- Chức năng thứ nhất là chức năng điều khiển (ổn nhiệt): Khi nhiệt độ trong bình đạt 750C thì rơ le nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt, còn khi nhiệt độ giảm xuống thì rơ le nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt.
- Chức năng thứ hai là chức năng bảo vệ: Trong trường hợp chức năng thứ nhất bị trục trặc, không ngắt điện tại nhiệt độ 750C thì chức năng thứ hai sẽ hoạt động và cắt điện toàn hệ thống, giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Khi chức năng thừ 2 được kích hoạt thì bình nóng lạnh đã có hiện tượng vận hành bất thường cần phải kiểm tra trước khi cài đặt lại rơ le bảo vệ . Hình vẽ mô tả bên ngoài một rơ le nhiệt điển hình của bình nóng lạnh lắp cho bình 15-30l hãng Ariston-Italia
7. Dây điện nguồn:
- Dây điện nguồn thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật ELCB (earth leakage circuit breaker). Khi xuất hiện dòng dò lớn hơn hoặc bằng 15mA thì bộ chống giật tự động ngắt không cấp điện cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị (Các bình nước nóng thể hệ cũ không có rơ le này nhưng có vị trí để lắp đặt dây nối đất trong hộp nối đấu dây điện của bình nóng lạnh).
- Chú ý: ELCB thường hay bị lầm tưởng với thiết bị CB (circuit breaker) là cầu dao tự động chống ngắt mạch, chỉ có tác dụng ngắt điện khi có sự cố ngắn mạch điện. Còn ECLB là thiết bị điện hỗ trợ thêm, dùng để phát hiện ra dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện, nếu có sự cố sẽ tự động ngắt điện trên nguyên lý dòng điện so lệch giữ dây pha và dây N.
8. Đèn hiển thị:
- Đèn hiển thị chỉ có 1 chức năng đó là: cho ngườ sử dụng biết là bình nóng lạnh có đang hoạt động hat không. Đèn hiển thị thường được gắn trong bộ Rơle nhiệt.
9. Đường nước vào và ra:
- Đường nước vào ra được thiết kế với hệ thống ren lớn, giúp đấu nối đầu dây dễ dàng và chắc chắn. Mầu đỏ chỉ đầu nước nóng ra thường bố trí bên trái BNL, mầu xanh đầu cấp nước lạnh cho bình và là đầu lắp van an toàn và khống chế nước cấp cho bình theo một chiều.
10. Van xả 1 chiều và van an toàn (có 2 chức năng):
- Chức năng an toàn: xả nước khi bình gặp sự cố tăng áp suất ngoài ý muốn vì một lý do nào đó mà rơ le nhiệt bị hỏng không tự ngắt dẫn đến bình được cấp điện liên tục dẫn đến áp suất trong bình tăng cao do nước sôi hóa hơi. Khi đó van sẽ tự động xả bớt áp lực chống hiện tương nổ bình nóng lạnh.
- Chức năng vận hành: Chỉ cho nước đi vào bình mà không cho nước đi theo chiều ngược lại kể cả khi nguồn cấp nước hệ thống hết trong bình vẫn giữ cố định một lượng nước đủ để ngập kín thanh đốt (Heating Element), do đường nước bên nóng ra có vị trí cao hơn vị trí lắp thanh đốt.
B. Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
- Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng dây điện trở công suất lớn (1500W; 2500W có thể đến 6000W ). Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giật cho người sử dụng của 2 thiết bị này là như nhau.
- Rất nhiều người cho rằng, vì đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang sử dụng, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá nhiều tiền điện và là thói quen nguy hiểm cần loại bỏ khi sử dụng bình nước nóng lạnh.
- Hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh vẫn có thể xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Về mặt khoa học, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện.
Cách giải quyết vấn đề dò điện của bình nóng lạnh
Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai rơle: Rơle nhiệt số 1 là loại rơle mao dẫn (bên trong có nạp khí dãn nở cẩm biến nhậy với nhiệt độ) đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động on/off nguồn điện theo chế độ đặt trước có thể điều chỉnh , đảm bảo đủ nước nóng cho sử dụng và tiết kiệm điện. Rơle an toàn số 2 sẽ tự động ngắt điện khi rơle nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép.
Ngoài nguyên nhân từ phía vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn xảy ra do sự “quá già nua” của một số bộ phận khác, trong đó có chiếc gioăng cao su cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện. Sự lão hoá của bộ phận này tạo ra những chỗ nứt trên vật liệu cao su gây hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng có thể bị hỏng và không còn giữ được chức năng làn kín dẫn đến hiện tượng rò nước. Khi đó nước làm ướt các rơ le nhiệt vô hiệu hóa chức năng bảo vệ .
- Một nguyên nhân khác hư hỏng van một chiều dẫn đến trong bình không chứa nước, nhưng dây may so vẫn hoạt động.
- Điều cuối cùng nữa giúp chúng ta tiết kiệm chi phí tiền điện là không nên sử dụng vào giờ cao điểm của hệ thống điện. Do lúc đó điện áp nguồn thường không đạt theo yêu cầu thiết kế của nhà chế tạo dẫn dến dòng điện tiêu thụ tăng cao hiệu suất sử dụng thấp tạo ra thời gian cấp nhiệt đến nhiệt độ đặt lâu gây lãng phí tiền điện phải trả. Để khắc phục vấn đề này chúng ta có thể đặt thiết bị tự động điều khiển để cấp điện cho bình nóng lạnh trước giờ cao điểm ở từng khu vực dân cư hoặc theo mùa trong năm .
Hy vọng với bài viết trên quý khách có thể hiểu sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nước nóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần hỗ trợ sửa bình nóng lạnh tại nhà. Hãy liên hệ 0983.375.196 để được tư vấn hỗ trợ hoặc liên hệ với chúng tôi ở khu vực gần bạn nhất để được "sua binh nong lanh tai ha noi" nhanh chóng kịp thời.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
"Sự hài lòng của quý khách chính là phương châm hoạt động của chúng tôi"
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ SỬA CHỮA TẠI HÀ NỘI
Sửa bình nóng lạnh tại quận Cầu Giấy
Đ/C 1: 180 CẦU GIẤY : 04.8587.0795
Sửa bình nóng lạnh tại quận Hai Bà Trưng
Đ/C 2: K9 BÁCH KHOA : 0983.375.196
Sửa bình nóng lạnh tại quận Ba Đình
Đ/C 3: 299 HOÀNG H THÁM: 04.8587.0799
Sửa bình nóng lạnh tại quận Hoàn Kiếm
Đ/C 4: 2F QUANG TRUNG : 04.3992.8997
Sửa bình nóng lạnh tại quận Đống Đa
Đ/C 5: 180 TÂY SƠN : 04.6291.4720
Sửa bình nóng lạnh tại quận Thanh Xuân
Đ/C 6: C10 THANH XUÂN : 04.6657.6785
Sửa bình nóng lạnh tại quận Long Biên
Đ/C 7: 16 LÝ NAM ĐẾ : 04.8587.0794
Sửa bình nóng lạnh tại quận Hoàng Mai
Đ/C 8: 27 CÁT LINH : 04.6291.6397
Sửa bình nóng lạnh tại quận Tây Hồ
Đ/C 9: 38 Xuân Diệu 0912.801.800
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTôi thấy bài viết rất có ích cho mọi người .
Trả lờiXóaBác cho e hỏi bnl nhà e khi bật atomat lên xuất hiện hồ quang nhiều và khi động nhẹ vào atomat dễ nhảy ạ
Trả lờiXóaCho hỏi. Khi đủ nhiệt độ rơle ngắt nguồn, đồng thoi cục chống giật cũng nhảy luôn là sao ah.
Trả lờiXóa